5 sai lầm nguy hiểm khi sử dụng bình chữa cháy khí CO2 nhiều người mắc phải

02/07/2025 08:00:00

Trong nhiều tình huống cháy nổ, bình chữa cháy khí CO2 được xem là giải pháp hiệu quả và sạch sẽ nhờ khả năng làm lạnh sâu, không để lại cặn. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách, thiết bị này có thể trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng. Cùng An Việt tìm hiểu chi tiết những sai lầm phổ biến khi sử dụng bình chữa cháy khí CO2 trong bài viết dưới đây để sử dụng thiết bị an toàn và hiệu quả hơn!

Bình chữa cháy khí CO2 tuy mang lại hiệu quả vượt trội trong việc dập tắt các đám cháy, tuy nhiên chỉ một sơ suất nhỏ khi sử dụng cũng có thể khiến tình huống khẩn cấp trở nên nguy hiểm hơn. Dưới đây là những sai lầm nghiêm trọng bạn cần biết và tránh:

1. Không kiểm tra tình trạng bình trước khi sử dụng

Đây là phổ biến nhưng vô cùng nguy hiểm. Một bình chữa cháy dù mới hay cũ nếu không được kiểm tra định kỳ đều có nguy cơ không hoạt động đúng khi cần. Nhiều người dùng có thói quen để bình lâu ngày mà không đánh giá lại tình trạng kỹ thuật của thiết bị. Các dấu hiệu nguy hiểm của bình chữa cháy khí CO2 có thể bỏ qua như là:

  • Bình bị móp méo,rò rỉ,  han gỉ, mất tem kiểm định.
  • Áp suất bình giảm nhưng không được phát hiện (kim đồng hồ chỉ dưới mức xanh).
  • Chốt an toàn bị mất hoặc cò bóp bị kẹt, gây trục trặc khi thao tác.
Kiểm tra tình trạng bình trước khi sử dụng.
Kiểm tra tình trạng bình trước khi sử dụng.

Hệ quả của việc không kiểm tra bình trước khi sử dụng là khi gặp cháy, người dùng bóp cò nhưng khí không ra hoặc xì hơi không kiểm soát được, dẫn đến mất thời gian xử lý và tăng nguy cơ cháy lan. Vì thế, cần kiểm tra bình mỗi 3 - 6 tháng một lần, chú ý đến hình dạng bên ngoài của bình, đồng hồ áp suất (nếu có) và hạn sử dụng. Bình cần được thay thế hoặc bảo dưỡng kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.

2. Cầm trực tiếp vào loa phun khi đang sử dụng

Một trong những đặc điểm đặc trưng của bình khí CO2 là khi phun ra, khí sẽ đạt nhiệt độ cực thấp (- 78°C). Điều này khiến phần vòi hoặc loa phun nhanh chóng bị đóng băng, trở nên cực kỳ lạnh và nguy hiểm nếu chạm vào bằng tay trần. Người dùng khi vô tình nắm vào phần kim loại bị đông cứng có thể sẽ bị bỏng lạnh và xuất hiện các biểu hiện như tê cứng, phồng rộp hoặc thậm chí hoại tử nếu tiếp xúc kéo dài.

Bởi thế, khi sử dụng, người dùng chỉ được phép cầm vào tay cầm cách nhiệt hoặc phần tay nắm được thiết kế sẵn; tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với kim loại đang phun khí để đảm bảo an toàn.

3. Dùng bình CO2 trong không gian kín, không thông gió

Khí CO2 có khả năng dập lửa nhanh chóng là do nó đẩy oxy ra khỏi vùng cháy, khiến ngọn lửa bị không thể duy trì. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc người trong khu vực đó cũng bị giảm lượng oxy cần thiết để hô hấp. Bởi thế, nếu sử dụng bình CO2 trong không gian quá kín như phòng nhỏ, hầm chứa, kho lạnh,... mà không mở cửa thông gió, người dùng rất dễ bị ngạt khí, chóng mặt và mất ý thức.

Theo đó, nếu cần sử dụng bình trong phòng kín như hầm, kho lạnh,... cần đảm bảo đã mở cửa thông gió hoặc nhanh chóng rời khỏi khu vực sau khi xịt. Tránh đừng quá gần hoặc lưu lại lâu trong vùng có khí CO2 đang lan tỏa.

Dùng bình CO2 trong không gian kín gây nguy hiểm cho người dùng.
Dùng bình CO2 trong không gian kín gây nguy hiểm cho người dùng.

4. Không hướng vòi phun vào gốc lửa

Trong các tình huống khẩn cấp như cháy nổ, nhiều người vì mất bình tĩnh, hoảng loạn hoặc thiếu kiến thức đã xịt thẳng vào ngọn lửa thay vì tập trung vào phần gốc cháy - nơi bắt đầu và nuôi dưỡng ngọn lửa. Việc làm này gây tiêu tốn lượng khí CO2 mà không hiệu quả, đám cháy có thể không được dập tắt hoàn toàn, thậm chí còn lan rộng hơn do tác động gió từ luồng khí CO2 mạnh.

Nguyên tắc đúng là đứng cách đám cháy khoảng 1 - 2 mét, hướng vòi vào gốc lửa và quét ngang từ trái qua phải để bao phủ toàn bộ khu vực cháy. Nếu ở nơi thông thoáng, hãy đứng ngược chiều gió để tránh hít phải khí và có tầm quan sát tốt hơn.

5. Dùng sai loại bình cho đám cháy không phù hợp

Không phải mọi loại đám cháy đều có thể dập tắt bằng bình CO2. Nhiều người lầm tưởng CO2 là "đa năng", nhưng thực tế thiết bị này chỉ phù hợp với:

  • Nhóm B: Cháy chất lỏng dễ cháy (xăng, dầu, cồn,...)
  • Nhóm C: Cháy thiết bị điện, bảng điện, máy móc,...
  • Một phần nhỏ nhóm A (giấy, gỗ,...) nếu đám cháy còn nhỏ.

Tuyệt đối không sử dụng CO2 cho:

  • Nhóm A khi đám cháy đã lớn, vì CO2 không làm mát hoàn toàn nguồn nhiệt, dễ gây bùng cháy lại.
  • Nhóm D (kim loại như magie, natri,...), vì CO2 có thể tạo khí CO độc và gây nổ.

Vì vậy, trước khi thao tác, cần xác định loại vật liệu đang cháy để chọn bình phù hợp. Ví dụ: CO2 cho điện, bột khô ABC cho đa năng, foam cho cháy dầu mỡ, nước cho nhóm A,...

Chọn bình chữa cháy không phù hợp với đám cháy.
Chọn bình chữa cháy không phù hợp với đám cháy.

Lưu ý sử dụng đúng cách bình chữa cháy khí CO2

Bình chữa cháy CO2 là thiết bị phổ biến trong gia đình, văn phòng và nhà xưởng nhờ hiệu quả cao khi xử lý cháy chất rắn, chất lỏng và thiết bị điện. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa, người dùng cần tuân thủ các bước sử dụng và bảo quản đúng cách.

Chuẩn bị trước khi sử dụng

Trước khi sử dụng bình, hãy quan sát kỹ hình thức bên ngoài để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng như móp méo, han gỉ hoặc rò rỉ khí. Những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bình khi xảy ra cháy.

Tiếp theo, kiểm tra đồng hồ áp suất (nếu có), đảm bảo kim nằm trong vùng màu xanh - biểu thị áp suất an toàn. Đồng thời, kiểm tra tem kiểm định và hạn sử dụng để tránh sử dụng bình quá hạn hoặc chưa được kiểm tra kỹ thuật. Ngoài ra, cần chắc chắn rằng chốt an toàn còn nguyên để ngăn việc vô tình kích hoạt bình. Vị trí đặt bình cũng rất quan trọng, nên để ở nơi dễ thấy, dễ thao tác, không bị che khuất bởi đồ đạc.

Trong khi sử dụng (theo nguyên tắc PASS)

Trong tình huống khẩn cấp, hãy bình tĩnh và thực hiện đúng theo trình tự 4 bước sau:

Sử dụng bình chữa cháy khí CO2 đúng kỹ thuật.
Sử dụng bình chữa cháy khí CO2 đúng kỹ thuật.
  • Pull (Rút chốt an toàn): Giữ chắc tay cầm, dùng lực kéo chốt ra khỏi bình.
  • Aim (Hướng vòi vào gốc lửa): Không nhắm vào ngọn lửa, mà hướng trực tiếp vòi xả khí vào phần gốc nơi phát sinh cháy.
  • Squeeze (Bóp cò để xả khí): Dùng lực bóp cần bóp, nhưng tuyệt đối không chạm vào loa phun vì nó sẽ lạnh sâu có thể gây bỏng lạnh.
  • Sweep (Quét ngang): Di chuyển vòi phun qua lại theo chiều ngang để phủ kín đám cháy cho đến khi lửa tắt hoàn toàn.

Sau khi sử dụng xong

Sau khi sử dụng bình CO2 để dập lửa, việc kiểm tra lại khu vực vừa xảy ra cháy là rất cần thiết. Hãy quan sát kỹ để chắc chắn không còn tàn lửa âm ỉ hay vật dễ cháy có nguy cơ gây cháy lại. Đây là bước quan trọng nhằm ngăn chặn đám cháy bùng phát trở lại một cách bất ngờ.

Tiếp đó, bạn nên thông báo cho đơn vị phụ trách PCCC hoặc kỹ thuật để được hỗ trợ nạp khí hoặc thay thế bình nếu cần thiết. Tuyệt đối không đặt bình vừa sử dụng ở nơi có nhiệt độ cao hoặc dưới ánh nắng trực tiếp, vì mặc dù vỏ bình lạnh nhưng khí CO2 còn sót lại vẫn chịu áp suất lớn và cần được làm nguội, cất giữ đúng cách.

Lời kết

Những sai lầm khi sử dụng bình chữa cháy CO2 tuy phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh nếu người dùng nắm rõ hướng dẫn và nguyên tắc an toàn. Việc sử dụng đúng cách không chỉ giúp thiết bị phát huy tối đa hiệu quả chữa cháy mà còn giảm thiểu rủi ro cho con người và tài sản. Chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể trở thành mối nguy lớn trong tình huống khẩn cấp, vì thế mỗi chúng ta đều cần trang bị kiến thức PCCC ngay từ sớm bởi đây là nền tảng vững chắc để bảo vệ chính mình và cộng đồng!

Bạn nên xem thêm

Xem tất cả
Hướng dẫn cách dập tắt đám cháy xăng dầu nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

Hướng dẫn cách dập tắt đám cháy xăng dầu nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

Đám cháy do xăng dầu rất nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách. Hướng dẫn cách dập tắt đám cháy xăng dầu giúp bạn chủ động ứng phó, hạn chế rủi ro và thiệt hại khi sự cố bất ngờ xảy ra.

05:28 01/07/2025
Giải Đáp: Chất chữa cháy nào không nên sử dụng đối với đám cháy dầu mỡ?

Giải Đáp: Chất chữa cháy nào không nên sử dụng đối với đám cháy dầu mỡ?

Hiểu đúng chất chữa cháy nào không nên sử dụng đối với đám cháy dầu mỡ là bước quan trọng để ngăn lửa lan rộng, bảo vệ an toàn cho người và tài sản. Tránh những sai lầm phổ biến có thể khiến tình huống trở nên nghiêm trọng hơn.

05:17 01/07/2025
Các loại vải cotton sử dụng phổ biến trong ngành bảo hộ lao động

Các loại vải cotton sử dụng phổ biến trong ngành bảo hộ lao động

Các loại vải cotton là chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong ngành bảo hộ lao động nhờ đặc tính thoáng khí, bền chắc và an toàn cho da. Tùy vào mục đích sử dụng, mỗi loại cotton lại có ưu điểm riêng.

04:56 01/07/2025
Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động và giải pháp nâng cao hiệu quả

Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động và giải pháp nâng cao hiệu quả

Công tác bảo hộ lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động thể hiện rõ qua hiệu quả làm việc và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

04:05 30/06/2025
Hướng dẫn nam chọn size quần áo bảo hộ lao động chuẩn xác nhất

Hướng dẫn nam chọn size quần áo bảo hộ lao động chuẩn xác nhất

Hướng dẫn nam chọn size quần áo BHLĐ giúp đảm bảo trang phục vừa vặn, thoải mái và an toàn. Chọn đúng size là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro khi làm việc.

03:53 30/06/2025
Vải Ford là vải gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách nhận biết vải Ford chuẩn

Vải Ford là vải gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách nhận biết vải Ford chuẩn

Vải Ford là vải gì? Đây là loại vải pha nổi bật với độ bền, độ đứng và khả năng ứng dụng linh hoạt. Nhờ vào đặc tính ổn định và dễ chăm sóc, vải Ford trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

09:10 30/06/2025
Góc giải đáp: Những loại vải nào thường dùng trong may mặc?

Góc giải đáp: Những loại vải nào thường dùng trong may mặc?

Những loại vải nào thường dùng trong may mặc luôn là câu hỏi quan trọng đối với người tiêu dùng và thợ may. Mỗi chất liệu đều mang những đặc tính riêng, hiểu đúng các loại để lựa chọn trang phục hiệu quả, phù hợp hơn.

08:52 30/06/2025
Top 5 các chất liệu vải cao cấp sử dụng phổ biến cho trang phục bảo hộ

Top 5 các chất liệu vải cao cấp sử dụng phổ biến cho trang phục bảo hộ

Trang phục bảo hộ chất lượng không thể thiếu các chất liệu vải cao cấp có khả năng chịu lực, chống bám bẩn và thoáng khí. Mỗi loại vải mang đến ưu điểm riêng phù hợp với từng ngành nghề đặc thù.

08:37 30/06/2025
Cách sử dụng máy đo thân nhiệt đơn giản và có kết quả chính xác nhất

Cách sử dụng máy đo thân nhiệt đơn giản và có kết quả chính xác nhất

Nắm được cách sử dụng máy đo thân nhiệt chuẩn sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi sức khoẻ. Vì vậy hãy cùng An Việt tham khảo chi tiết bài viết sau đây nhé.

11:22 20/06/2025
Mua quần áo Blouse điều dưỡng chất lượng ở đâu?

Mua quần áo Blouse điều dưỡng chất lượng ở đâu?

Bảo hộ An Việt cung cấp trang phục quần áo blouse điều dưỡng đa dạng mẫu mã, chất liệu với mức giá cạnh tranh.

11:14 20/06/2025
Zalo
Phone
email