6 nguyên nhân gây ra tai nạn điện và 5 biện pháp phòng tránh

20/12/2024 09:54:00

Điện là nguồn năng lượng quan trọng trong đời sống, sản xuất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách. Trong bài viết này, An Việt sẽ giúp bạn hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tai nạn điện và biện pháp phòng tránh hiệu quả để bảo vệ an toàn cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện phổ biến

Tai nạn điện là những sự cố xảy ra khi dòng điện tác động trực tiếp lên cơ thể con người, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng. Những tai nạn này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi nguyên nhân đều tiềm ẩn những mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với người sử dụng.

Tai nạn điện gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.
Tai nạn điện gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây tai nạn điện thường gặp mà mọi người cần đặc biệt lưu ý:

1. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện

Đây là một trong số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tai nạn điện. Khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với dây dẫn điện hoặc ổ cắm có điện, dòng điện có thể truyền qua cơ thể, gây ra các hiện tượng nguy hiểm như điện giật, co giật, ngừng thở, ngừng tim hoặc thậm chí tử vong.

2. Ổ điện và thiết bị điện bị hỏng hóc

Các thiết bị điện bị hư hỏng như ổ cắm lỏng lẻo, dây dẫn điện bị nứt hoặc thiết bị điện đã cũ kỹ không còn đảm bảo an toàn sẽ làm tăng nguy cơ chập cháy và điện giật. Các dấu hiệu như mùi khét hoặc nhiệt độ quá cao cần được cảnh giác để tránh tai nạn.

3. Lõi dây điện lòi ra ngoài

Khi lớp vỏ bảo vệ của dây điện bị hư hỏng, lõi dẫn điện sẽ lộ ra ngoài và gây nguy cơ rất cao về điện giật. Nguyên nhân có thể đến từ tác động của thời tiết, va chạm trong quá trình sử dụng hoặc chất lượng dây điện kém. Việc sử dụng đường dây điện bị hỏng là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn điện nghiêm trọng.

4. Môi trường ẩm ướt

Môi trường ẩm ướt có thể làm giảm khả năng cách điện của thiết bị, dẫn đến hiện tượng rò rỉ điện, chập cháy và nguy cơ tai nạn. Độ ẩm còn làm giảm hiệu suất hoạt động của thiết bị và có thể gây ăn mòn các linh kiện kim loại, tạo điều kiện cho tai nạn điện xảy ra.

5. Thiếu kiến thức về an toàn điện

Thiếu kiến thức về cách sử dụng và bảo trì thiết bị điện có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng. Ví dụ, không tắt nguồn điện hoặc không sử dụng đồ bảo hộ và công cụ cách điện như kìm cách điện, găng tay cách điện khi kiểm tra, sửa chữa có thể dẫn đến nguy hiểm. Ngoài ra, sự thiếu sót trong việc kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị cũng như không tuân thủ các quy tắc an toàn điện là những nguyên nhân gây ra tai nạn điện mà nhiều người dễ bỏ qua.

6. Quá tải công suất điện

Khi hệ thống điện bị quá tải, các thiết bị điện và dây dẫn sẽ bị quá nhiệt, làm tăng nguy cơ cháy nổ và tai nạn điện. Việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện cùng lúc hoặc không đảm bảo công suất cho phép là một nguyên nhân phổ biến gây ra sự cố nguy hiểm.

Quá tải điện thường gây ra các tai nạn điện.
Quá tải điện thường gây ra các tai nạn điện.

Ngoài các nguyên nhân chính đã nêu, tai nạn điện còn có thể do sét đánh, vi phạm khoảng cách an toàn khi làm việc gần đường dây điện cao áp, tiếp cận dây dẫn đứt hoặc thả diều, chơi gần cột điện và dây điện. Việc xây dựng công trình, trồng cây vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp cũng tiềm ẩn nguy cơ. Thêm vào đó, hồ quang điện phóng khi đóng cắt máy cắt điện hay cầu dao cũng có thể gây tai nạn.

Các biện pháp phòng tránh tai nạn điện cần biết

Chúng ta đã nhận diện được các nguyên nhân gây ra tai nạn điện. Tất cả những nguy cơ này có thể được phòng tránh nếu chúng ta hiểu rõ và áp dụng đúng các biện pháp an toàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mọi tình huống sử dụng điện.

Đối với người lao động trong ngành điện

Để phòng tránh tai nạn điện, người lao động trong ngành điện phải luôn sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân như găng tay cách điện, ủng cao su, kính bảo vệ và các dụng cụ cách điện khác. Việc này giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các nguồn điện, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị điện giật.

Bên cạnh đó, người lao động cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định an toàn điện trong quá trình làm việc. Việc thực hiện đúng các bước kiểm tra, bảo trì thiết bị và đảm bảo khu vực làm việc luôn được cách ly an toàn là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa tai nạn điện.

Phòng tránh tai nạn điện cho người làm trong ngành điện.
Phòng tránh tai nạn điện cho người làm trong ngành điện.

Đối với hộ gia đình

Để phòng tránh tai nạn điện có thể xảy ra, các hộ gia đình cần chú ý một số điều sau khi sinh hoạt và làm việc với nguồn điện:

1. Lựa chọn và sử dụng thiết bị điện an toàn

Lựa chọn thiết bị điện an toàn là yếu tố quan trọng để phòng tránh tai nạn. Người tiêu dùng nên ưu tiên sản phẩm có nhãn mác rõ ràng từ các thương hiệu uy tín. Đặc biệt, cần chọn dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với công suất sử dụng để tránh tình trạng quá tải và nguy cơ cháy nổ.

Vị trí lắp đặt thiết bị điện cũng cần được chú ý. Cầu dao, công tắc và ổ cắm nên được đặt ở nơi khô ráo, cao ráo, tránh xa tầm với của trẻ em để đảm bảo an toàn trong mọi tình huống sử dụng.

2. Đảm bảo hệ thống điện an toàn

Lắp đặt cầu dao, aptomat và cầu chì là cần thiết để bảo vệ hệ thống điện trong nhà. Cầu dao và aptomat tự động ngắt mạch khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, bảo vệ cả thiết bị và người sử dụng. Cầu chì có tác dụng tương tự nhưng khả năng bảo vệ thấp hơn.

Ngoài ra, việc nối đất cho các thiết bị điện lớn như máy bơm nước và máy giặt là rất quan trọng. Điều này giúp ngăn ngừa rủi ro do rò điện, đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng các thiết bị này.

3. Sử dụng điện an toàn

Trong quá trình sử dụng điện cần tuân thủ một số quy định để đảm bảo an toàn. Cần ngắt nguồn điện ngay khi sửa chữa thiết bị điện hoặc khi có sự cố như ngập nước để đảm bảo an toàn. Không nên chạm vào các thiết bị điện khi tay ướt hoặc khi đứng trên nền ẩm ướt.

Ngoài ra, khi sử dụng các dụng cụ điện cầm tay cần đeo găng tay cách điện. Đặc biệt, không tự ý sửa chữa, đấu nối các thiết bị điện nếu không có chuyên môn.

4. An toàn với đường dây điện cao áp

Đường dây điện cao áp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vì thế, cần tuân thủ các quy định về khoảng cách an toàn với đường dây điện để đảm bảo an toàn. Không được đến gần hoặc đưa bất kỳ vật gì vào khoảng cách gần đường dây điện cao áp. Khi xây dựng nhà ở gần đường dây điện cao áp, cần tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn và xin phép các cơ quan có thẩm quyền.

5. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hệ thống điện

Việc kiểm tra và bảo trì hệ thống điện định kỳ là rất quan trọng. Do đó, bạn nên thuê thợ điện chuyên nghiệp để thường xuyên kiểm tra và khắc phục kịp thời các sự cố, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong gia đình.

PPhòng tránh tai nạn điện cho người làm trong ngành điện đối với hộ gia đình.
PPhòng tránh tai nạn điện cho người làm trong ngành điện đối với hộ gia đình.

Lời kết

Việc nhận diện và hiểu rõ các nguyên nhân gây ra tai nạn điện là bước đầu tiên để đảm bảo an toàn cho gia đình và tài sản. Bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng tránh hiệu quả, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ tai nạn điện. Hãy luôn cẩn trọng và áp dụng các quy tắc an toàn, mangtrang thiết bị bảo hộkhi tiếp xúc với điện để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Xem thêm:

Kỹ thuật an toàn điện trong công nghiệp: Quy định và biện pháp bảo vệ

7 loại dụng cụ bảo vệ an toàn điện cần thiết cho người lao động

Chống tĩnh điện là gì? 6 trang bị bảo hộ chống tĩnh điện cần thiết

Bạn nên xem thêm

Xem tất cả
Giày bảo hộ Zboot có tốt không? Review từ chất liệu đến trải nghiệm thực tế

Giày bảo hộ Zboot có tốt không? Review từ chất liệu đến trải nghiệm thực tế

Giày bảo hộ Zboot có tốt không là câu hỏi nhiều người đặt ra khi tìm kiếm giày bảo hộ vừa bền bỉ lại có mức giá hợp lý. Với thiết kế thực dụng, chất liệu ổn định và độ bảo vệ đảm bảo, Zboot là lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc phổ thông.

08:45 03/07/2025
Hướng dẫn cách dập tắt đám cháy xăng dầu nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

Hướng dẫn cách dập tắt đám cháy xăng dầu nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

Đám cháy do xăng dầu rất nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách. Hướng dẫn cách dập tắt đám cháy xăng dầu giúp bạn chủ động ứng phó, hạn chế rủi ro và thiệt hại khi sự cố bất ngờ xảy ra.

05:28 01/07/2025
Giải Đáp: Chất chữa cháy nào không nên sử dụng đối với đám cháy dầu mỡ?

Giải Đáp: Chất chữa cháy nào không nên sử dụng đối với đám cháy dầu mỡ?

Hiểu đúng chất chữa cháy nào không nên sử dụng đối với đám cháy dầu mỡ là bước quan trọng để ngăn lửa lan rộng, bảo vệ an toàn cho người và tài sản. Tránh những sai lầm phổ biến có thể khiến tình huống trở nên nghiêm trọng hơn.

05:17 01/07/2025
5 sai lầm nguy hiểm khi sử dụng bình chữa cháy khí CO2 nhiều người mắc phải

5 sai lầm nguy hiểm khi sử dụng bình chữa cháy khí CO2 nhiều người mắc phải

Sử dụng bình chữa cháy khí CO2 sai cách tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng. Nắm rõ 5 sai lầm phổ biến dưới đây giúp bạn sử dụng thiết bị đúng chuẩn, đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả chữa cháy tối đa.

05:03 01/07/2025
Các loại vải cotton sử dụng phổ biến trong ngành bảo hộ lao động

Các loại vải cotton sử dụng phổ biến trong ngành bảo hộ lao động

Các loại vải cotton là chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong ngành bảo hộ lao động nhờ đặc tính thoáng khí, bền chắc và an toàn cho da. Tùy vào mục đích sử dụng, mỗi loại cotton lại có ưu điểm riêng.

04:56 01/07/2025
Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động và giải pháp nâng cao hiệu quả

Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động và giải pháp nâng cao hiệu quả

Công tác bảo hộ lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động thể hiện rõ qua hiệu quả làm việc và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

04:05 30/06/2025
Hướng dẫn nam chọn size quần áo bảo hộ lao động chuẩn xác nhất

Hướng dẫn nam chọn size quần áo bảo hộ lao động chuẩn xác nhất

Hướng dẫn nam chọn size quần áo BHLĐ giúp đảm bảo trang phục vừa vặn, thoải mái và an toàn. Chọn đúng size là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro khi làm việc.

03:53 30/06/2025
Vải Ford là vải gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách nhận biết vải Ford chuẩn

Vải Ford là vải gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách nhận biết vải Ford chuẩn

Vải Ford là vải gì? Đây là loại vải pha nổi bật với độ bền, độ đứng và khả năng ứng dụng linh hoạt. Nhờ vào đặc tính ổn định và dễ chăm sóc, vải Ford trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

09:10 30/06/2025
Góc giải đáp: Những loại vải nào thường dùng trong may mặc?

Góc giải đáp: Những loại vải nào thường dùng trong may mặc?

Những loại vải nào thường dùng trong may mặc luôn là câu hỏi quan trọng đối với người tiêu dùng và thợ may. Mỗi chất liệu đều mang những đặc tính riêng, hiểu đúng các loại để lựa chọn trang phục hiệu quả, phù hợp hơn.

08:52 30/06/2025
Top 5 các chất liệu vải cao cấp sử dụng phổ biến cho trang phục bảo hộ

Top 5 các chất liệu vải cao cấp sử dụng phổ biến cho trang phục bảo hộ

Trang phục bảo hộ chất lượng không thể thiếu các chất liệu vải cao cấp có khả năng chịu lực, chống bám bẩn và thoáng khí. Mỗi loại vải mang đến ưu điểm riêng phù hợp với từng ngành nghề đặc thù.

08:37 30/06/2025
Zalo
Phone
email