Hướng dẫn cách kiểm hàng may mặc chuẩn xưởng: quy trình & tiêu chí đánh giá

28/05/2025 16:38:00

Trong ngành công nghiệp may mặc, chất lượng luôn là yếu tố then chốt quyết định sự hài lòng của khách hàng và uy tín của thương hiệu. Việc kiểm hàng may mặc giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi rủi ro sai sót, hàng lỗi và phản hồi tiêu cực của khách hàng. Vậy, hướng dẫn cách kiểm hàng may mặc đúng chuẩn xưởng như thế nào? Hãy cùng An Việt tìm hiểu quy trình và các tiêu chí đánh giá cụ thể trong bài viết dưới đây.

Vì sao cần kiểm hàng may mặc?

Kiểm hàng may mặc là bước cuối cùng và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi sản xuất. Dưới đây là những lý do bạn nhất định không được bỏ qua công đoạn này:

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Việc kiểm hàng may mặc giúp phát hiện lỗi về đường may, chất liệu, form dáng, tem mác, màu sắc… trước khi đến tay khách hàng.
  • Giảm tỷ lệ hàng trả lại do lỗi: Kiểm hàng kỹ càng càng hạn chế việc khách nhận sản phẩm lỗi, tránh việc khiếu nại hoặc đổi trả, tiết kiệm chi phí đổi trả hàng hóa, logistics và chăm sóc khách hàng.
  • Tăng độ chuyên nghiệp cho thương hiệu: Doanh nghiệp kiểm sản phẩm nghiêm ngặt tạo nên sự nhất quán về chất lượng, giúp xây dựng uy tín với khách hàng, đồng thời thể hiện tính cam kết và chuyên nghiệp trong từng sản phẩm.
  • Tăng cường sự canh tranh: Trong bối cảnh thị trường may mặc ngày càng khốc liệt, sản phẩm đạt chất lượng cao được xem là yếu tố để tạo lợi thế cạnh tranh. Một thương hiệu giữ được sự đồng đều về chất lượng sản phẩm sẽ dễ dàng xây dựng niềm tin và giữ chân khách hàng lâu dài.
  • Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn chất lượng: Trong ngành may mặc, việc kiểm hàng giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu pháp luật và tiêu chuẩn kỹ thuật như AQL, GOTS, 4-Point System… đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn trước khi xuất xưởng hoặc xuất khẩu.
Vai trò của kiểm hàng may mặc
Kiểm hàng may mặc đóng vai trò quan trọng

Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn

Dưới đây là quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn chi tiết.

1. Kiểm tra màu sắc và chất liệu vải

Kiểm tra màu sắc và chất liệu vải là bước đầu tiên quyết định chất lượng sản phẩm. Việc kiểm tra kỹ chất liệu và màu sắc vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và sự đồng bộ, nhất trong cả lô hàng. 

Quy trình kiểm tra chất liệu vải gồm các bước:

  • Tuân thủ mẫu thiết kế và yêu cầu của khách hàng.
  • Chất liệu vải đúng với loại đặt hàng (cotton, thun lạnh, kaki,...).
  • Phù hợp với mục đích sử dụng và kiểu dáng sản phẩm.
  • Đáp ứng các tiêu chuẩn về độ bền, độ co giãn, khả năng chống nhăn.
  • An toàn cho người sử dụng, không gây kích ứng da.
Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm may mặc tiêu chuẩn
Hướng dẫn cách kiểm tra màu sắc và chất liệu vải may mặc

Quy trình kiểm tra màu sắc vải:

  • So sánh màu sắc sản phẩm với mẫu gốc đã được duyệt trước đó.
  • Đảm bảo màu sắc đồng đều, không loang lổ hoặc lệch tông.
  • Vải không bị xù lông, phai màu, giãn, rách, hoặc chảy vải. 

2. Kiểm tra vị trí cúc

Cúc áo tuy là một chi tiết nhỏ trên các loại trang phục như áo sơ mi, áo khoác, quần jean hay quần âu… nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính thẩm mỹ, sự tiện dụng và độ bền sản phẩm. Đây cũng là bộ phận rất dễ bị bỏ sót hoặc may sai lệch nếu không kiểm tra kỹ.

Khi kiểm tra vị trí cúc cần chú ý:

  • Toàn bộ cúc trên một sản phẩm phải đồng đều về hình dáng, kích thước và màu sắc. Điều này rất quan trọng nhất là những lô hàng xuất khẩu hoặc trang phục cao cấp.
  • Cúc phải được may đúng theo hướng dẫn kỹ thuật, không lệch hàng hay sai khoảng cách.
  • Mỗi chiếc cúc cần được may chắc, khớp với lỗ gài, không lỏng lẻo, phần viên may gọn gàng, không thừa chỉ hay may quá dày mất thẩm mỹ.
  • Đảm bảo mỗi sản phẩm đều có đủ số lượng cúc như bản thiết kế, không bị thiếu hoặc gắn thừa.

3. Kiểm tra các mẫu thiết kế

Bước tiếp theo cần đặc biệt lưu ý là đối chiếu sản phẩm với mẫu thiết kế chuẩn (PP Sample)  được duyệt trước khi sản xuất hàng loạt. Đây là căn cứ quan trọng để đảm bảo toàn bộ sản phẩm đều bám sát theo yêu cầu ban đầu về kiểu dáng và hình thức. Việc kiểm tra cẩn thận mẫu thiết kế giúp phát hiện sai lệch từ sớm, tránh tình trạng sản xuất sai hàng loạt gây lãng phí, chậm tiến độ hoặc mất uy tín với khách hàng.

Hướng dẫn kiểm tra các mẫu thiết kế may mặc
Kiểm tra các mẫu thiết kế so với mẫu được duyệt trước đó nhằm giảm tỷ lệ sai sót

Khi kiểm mẫu thiết kế, bạn cần chú ý:

  • Đối chiếu sản phẩm với mẫu PP sample để phát hiện nhanh các lỗi sai về kiểu dáng, kích thước, màu sắc hoặc chi tiết trang trí.
  • Form dáng sản phẩm (suông, ôm, rộng, ngắn, dài…) phải đúng với yêu cầu kỹ thuật và thị trường mục tiêu.
  • Họa tiết, hình in/thêu phải đúng mẫu gốc từ vị trí, đúng màu và không bị biến dạng.
  • Không được thiếu chi tiết thiết kế như túi, bo tay, viền cổ, đường cắt phối,...

4. Kiểm tra logo hoặc slogan

Logo và slogan là yếu tố nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp đồng thời còn thể hiện sự chuyên nghiệp, độ chỉn chu của một sản phẩm may mặc. Đây là chi tiết rất nhỏ nhưng lại có sức ảnh hưởng lớn đến cả giá trị sử dụng lẫn hình ảnh doanh nghiệp. Vì vậy, khi kiểm tra bạn cần đối chiếu kỹ càng với mẫu thiết kế gốc để đảm bảo sự chính xác tuyệt đối:

  • Logo/slogan cần được đặt đúng vị trí theo thiết kế mẫu của khách hàng, không lệch bố cục, kích thước phải phù hợp, không quá lớn hoặc quá nhỏ.
  • Màu in/thêu phải chuẩn tông màu thương hiệu, không bị lệch hoặc nhạt hơn thiết kế đã duyệt.
  • Chất lượng in/thêu rõ nét, không mờ, mất nét, lem màu hay bong tróc sau vài lần giặt. 
  • Không sai chính tả hoặc lỗi font chữ.
  • Đối với đồng phục thì logo và slogan phải được kiểm tra đồng nhất về màu sắc, vị trí, kiểu dáng và chất lượng trên tất cả các sản phẩm trong cùng lô hàng.
Kiểm tra logo hoặc slogan sau khi in ấn
Đối với những sản phẩm may mặc có in logo hoặc slogan cần phải kiểm tra kỹ về chất lượng, màu sắc, mực in…

5. Kiểm tra chất lượng đường chỉ may

Dù chất liệu và thiết kế tốt đến đâu, nếu đường may lệch, lỏng lẻo hoặc nhiều chỉ thừa thì sản phẩm vẫn bị đánh giá là kém chất lượng. Do đó, kiểm tra kỹ từng đường chỉ may là bước quan trọng trong quy trình kiểm hàng trước khi xuất xưởng. 

Tiêu chí đánh giá đường chỉ may đạt chuẩn có thể kể đến như:

  • Đường chỉ phải thẳng, đều, không bị xô lệch, không nhăn nhúm vải.
  • Không có chỉ thừa hoặc đầu chỉ chưa được xử lý gọn gàng.
  • Các điểm chịu lực như vai, nách, sườn… cần được may chắc chắn, không dễ bị bung chỉ khi sử dụng.
  • Sử dụng loại chỉ phù hợp với chất liệu vải về màu sắc, độ bền và độ co giãn.

Bạn có thể kiểm tra theo cách thủ công như kéo nhẹ hai bên vải tại các vị trí nối như sườn áo, đường ráp vai, hoặc phần hông quần. Nếu đường may không bị lộ chỉ, không bị đứt hoặc lệch, chứng tỏ kỹ thuật may được thực hiện đúng cách. 

Tuy nhiên, trong các xưởng may quy mô lớn, nếu kiểm tra thủ công sẽ rất mất thời gian và dễ bỏ sót lỗi. Vì vậy, nhiều xưởng may lớn đã đầu tư sử dụng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra độ bền và tính ổn định của đường chỉ. Điều này giúp giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu suất kiểm định.

6. Kiểm tra chất lượng khóa kéo

Cũng giống như cúc áo, khóa kéo là chi tiết nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm sử dụng và độ bền của sản phẩm may mặc. Một số tiêu chí mà khi kiểm tra khóa kéo cần lưu ý như: 

  • Kiểm tra độ trơn tru của khóa kéo, đảm bảo không bị kẹt, rít hay tuột răng. 
  • Khóa chắc chắn để không cong vênh hay hỏng hóc khi sử dụng. Nếu sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật, khóa phải có chốt an toàn ở đầu trên và dưới.
  • Với sản phẩm có nhiều khóa kéo, cần kiểm tra ngẫu nhiên để đảm bảo chất lượng đồng đều giữa các mẫu trong cùng lô hàng.
Hướng dẫn kiểm tra khóa kéo quần áo
Hướng dẫn kiểm tra khóa kéo quần, áo

7. Kiểm tra độ co giãn của sản phẩm

Mặc dù độ co giãn đã được đánh giá ở bước kiểm tra chất liệu vải, nhưng sau khi hoàn thiện, các xưởng may vẫn cần kiểm tra lại để đảm bảo sản phẩm giữ được form và đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.

Với những loại vải không có tính co giãn như kaki, jeans hay kate có thể bỏ bước này. Tuy nhiên, đối với các chất liệu dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt hoặc nước trong quá trình là ủi, việc kiểm tra lại độ co giãn sau hoàn thiện là rất cần thiết. 

Tiêu chí kiểm tra:

  • Kéo vải theo chiều ngang và dọc để đánh giá độ co giãn có phù hợp với thiết kế hay không.
  • Sau khi kéo thả, sản phẩm phải trở lại hình dạng ban đầu, không bị nhão, gião hay biến dạng.
Kiểm tra độ co giãn của chất liệu
Kiểm tra độ co giãn của chất liệu thường được áp dụng cho quần áo thun, legging và đồ thể thao

8. Kiểm tra nhãn mác gắn trên sản phẩm

Nhãn mác là chi tiết không thể thiếu trong mỗi sản phẩm may mặc, vừa cung cấp thông tin sử dụng vừa thể hiện hình ảnh giá trị thương hiệu. 

Các yếu tố cần kiểm tra nhãn mác gồm:

  • Nhãn mác đầy đủ thông tin gồm tên thương hiệu, size, mã sản phẩm (nhãn chính); thành phần vải, hướng dẫn giặt, nơi sản xuất (nhãn phụ). Tránh lỗi chính tả, thiếu sót thông tin.
  • Nhãn phải được may đúng vị trí thiết kế, không bị lệch, không dính nhầm sản phẩm khác.
  • Chữ in trên nhãn rõ nét, không bị mờ, phai hoặc bong tróc. 

9. Kích thước theo size chuẩn

Sai số kích thước là một trong những lỗi nghiêm trọng nhất trong ngành may mặc, dễ khiến khách hàng không hài lòng và dẫn đến hoàn trả sản phẩm. Vì vậy, việc đảm bảo sản phẩm đúng theo size chart là yêu cầu bắt buộc trong quy trình kiểm hàng.

Kiểm tra kích thước theo size chuẩn
Sai số kích thước là lỗi nghiêm trọng, không thể bỏ qua trong quá trình kiểm hàng may mặc

Các bước kiểm tra gồm:

  • Đo các thông số chính như: vòng ngực, vòng eo, dài áo, chiều dài tay áo, ống quần…
  • So sánh số đo thực tế với bảng size chuẩn đã quy định. Mỗi size nên kiểm tra ít nhất 2-3 mẫu để đảm bảo độ chính xác và đồng đều.
  • Kiểm tra sự đồng bộ giữa các sản phẩm trong cùng một size, tránh trường hợp cùng là size M nhưng chênh lệch nhau quá nhiều giữa các mẫu.

Đối với các đơn hàng xuất khẩu, cần kiểm tra kỹ theo chuẩn size của từng thị trường: châu Á, châu Âu hay Nhật Bản… để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn cách kiểm hàng may mặc chi tiết giúp đảm bảo chất lượng đầu ra, giảm thiểu lỗi trong sản xuất, nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp đồng phục bảo hộ lao động chất lượng cao, thiết kế đúng chuẩn và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi giao hàng thì An Việt là sự lựa chọn đáng tin cậy. 

Đơn vị chuyên cung cấp trang phục bảo hộ lao động cho các lĩnh vực xây dựng, y tế, sản xuất, logistics... với các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cả về chất lượng lẫn thẩm mỹ. Liên hệ ngay hotline 0857 050 888 - 0857 050 999 – 0986 448 555 để được tư vấn và báo giá nhanh chóng.

Xem thêm:

Những điều cần biết về quần áo bác sĩ phẫu thuật

Đồ bảo hộ đi phượt gồm những gì? Cách chọn đồ bảo hộ an toàn

Tìm hiểu sơ đồ quy trình sản xuất may mặc và các bước thực hiện

Hướng dẫn chi tiết cách tính đơn giá công đoạn may

Bạn nên xem thêm

Xem tất cả
Giày bảo hộ Zboot có tốt không? Review từ chất liệu đến trải nghiệm thực tế

Giày bảo hộ Zboot có tốt không? Review từ chất liệu đến trải nghiệm thực tế

Giày bảo hộ Zboot có tốt không là câu hỏi nhiều người đặt ra khi tìm kiếm giày bảo hộ vừa bền bỉ lại có mức giá hợp lý. Với thiết kế thực dụng, chất liệu ổn định và độ bảo vệ đảm bảo, Zboot là lựa chọn đáng cân nhắc trong phân khúc phổ thông.

08:45 03/07/2025
Hướng dẫn cách dập tắt đám cháy xăng dầu nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

Hướng dẫn cách dập tắt đám cháy xăng dầu nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

Đám cháy do xăng dầu rất nguy hiểm nếu không xử lý đúng cách. Hướng dẫn cách dập tắt đám cháy xăng dầu giúp bạn chủ động ứng phó, hạn chế rủi ro và thiệt hại khi sự cố bất ngờ xảy ra.

05:28 01/07/2025
Giải Đáp: Chất chữa cháy nào không nên sử dụng đối với đám cháy dầu mỡ?

Giải Đáp: Chất chữa cháy nào không nên sử dụng đối với đám cháy dầu mỡ?

Hiểu đúng chất chữa cháy nào không nên sử dụng đối với đám cháy dầu mỡ là bước quan trọng để ngăn lửa lan rộng, bảo vệ an toàn cho người và tài sản. Tránh những sai lầm phổ biến có thể khiến tình huống trở nên nghiêm trọng hơn.

05:17 01/07/2025
5 sai lầm nguy hiểm khi sử dụng bình chữa cháy khí CO2 nhiều người mắc phải

5 sai lầm nguy hiểm khi sử dụng bình chữa cháy khí CO2 nhiều người mắc phải

Sử dụng bình chữa cháy khí CO2 sai cách tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng. Nắm rõ 5 sai lầm phổ biến dưới đây giúp bạn sử dụng thiết bị đúng chuẩn, đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả chữa cháy tối đa.

05:03 01/07/2025
Các loại vải cotton sử dụng phổ biến trong ngành bảo hộ lao động

Các loại vải cotton sử dụng phổ biến trong ngành bảo hộ lao động

Các loại vải cotton là chất liệu được ứng dụng rộng rãi trong ngành bảo hộ lao động nhờ đặc tính thoáng khí, bền chắc và an toàn cho da. Tùy vào mục đích sử dụng, mỗi loại cotton lại có ưu điểm riêng.

04:56 01/07/2025
Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động và giải pháp nâng cao hiệu quả

Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động và giải pháp nâng cao hiệu quả

Công tác bảo hộ lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động thể hiện rõ qua hiệu quả làm việc và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

04:05 30/06/2025
Hướng dẫn nam chọn size quần áo bảo hộ lao động chuẩn xác nhất

Hướng dẫn nam chọn size quần áo bảo hộ lao động chuẩn xác nhất

Hướng dẫn nam chọn size quần áo BHLĐ giúp đảm bảo trang phục vừa vặn, thoải mái và an toàn. Chọn đúng size là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro khi làm việc.

03:53 30/06/2025
Vải Ford là vải gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách nhận biết vải Ford chuẩn

Vải Ford là vải gì? Đặc điểm, ứng dụng và cách nhận biết vải Ford chuẩn

Vải Ford là vải gì? Đây là loại vải pha nổi bật với độ bền, độ đứng và khả năng ứng dụng linh hoạt. Nhờ vào đặc tính ổn định và dễ chăm sóc, vải Ford trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều lĩnh vực.

09:10 30/06/2025
Góc giải đáp: Những loại vải nào thường dùng trong may mặc?

Góc giải đáp: Những loại vải nào thường dùng trong may mặc?

Những loại vải nào thường dùng trong may mặc luôn là câu hỏi quan trọng đối với người tiêu dùng và thợ may. Mỗi chất liệu đều mang những đặc tính riêng, hiểu đúng các loại để lựa chọn trang phục hiệu quả, phù hợp hơn.

08:52 30/06/2025
Top 5 các chất liệu vải cao cấp sử dụng phổ biến cho trang phục bảo hộ

Top 5 các chất liệu vải cao cấp sử dụng phổ biến cho trang phục bảo hộ

Trang phục bảo hộ chất lượng không thể thiếu các chất liệu vải cao cấp có khả năng chịu lực, chống bám bẩn và thoáng khí. Mỗi loại vải mang đến ưu điểm riêng phù hợp với từng ngành nghề đặc thù.

08:37 30/06/2025
Zalo
Phone
email