Đồ bảo hộ đi phượt gồm những gì? Cách chọn đồ bảo hộ an toàn

01/06/2025 19:45:00

Hành trình chinh phục những cung đường đẹp và đầy thử thách không chỉ là niềm đam mê mà còn là phong cách sống của nhiều người. Vậy cần chuẩn bị đồ bảo hộ đi phượt gồm những gì để có chuyến đi trọn vẹn nhất? Bài viết hôm nay từ An Việt sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, đồng thời tìm hiểu rõ hơn về đa dạng loại đồ bảo hộ cho dân phượt chuyên nghiệp.

I. Vì sao cần trang bị đồ bảo hộ khi đi phượt?

Đối với dân phượt, mỗi hành trình không đơn thuần chỉ là di chuyển từ điểm này đến địa điểm khác mà còn là trải nghiệm đầy cảm xúc. Nhưng để trải nghiệm các cung đường tuyệt đẹp một cách an toàn và trọn vẹn, việc trang bị đầy đủ đồ bảo hộ đi phượt là vô cùng cần thiết.

  • Đảm bảo an toàn cá nhân: Trên những cung đường đèo, núi hoặc xa lộ, chỉ một cú ngã hoặc va chạm nhẹ cũng có thể gây chấn thương nghiêm trọng. Do đó, trang bị đồ bảo hộ phù hợp và đầy đủ giúp giảm thiểu tổn thương, đặc biệt là các bộ phận quan trọng, dễ bị thương như đầu, tay, chân, cột sống,...
  • Tăng sự tự tin và thoải mái khi lái xe: Đồ bảo hộ đi phượt chuyên dụng có khả năng điều hòa thân nhiệt hiệu quả, chống gió, chống nắng và giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, tạo cảm giác thoải mái tối đa trong suốt quá trình lái xe. 
  • Tuân thủ quy định an toàn giao thông: Hiện nay, có nhiều nhóm phượt chuyên nghiệp đưa ra quy định nghiêm ngặt về việc trang bị đồ bảo hộ đi phượt. Điều này không chỉ giúp bạn bảo vệ bản thân mà còn tuân thủ quy định về an toàn giao thông, tạo hình ảnh chuyên nghiệp trong cộng đồng phượt. 
  • Thể hiện phong cách cá nhân: Ngoài tính năng bảo vệ, đồ bảo hộ đạt chuẩn còn đóng vai trò là phụ kiện thời trang thể hiện cá tính, “chất riêng” của người chơi xe. Những chiếc mũ bảo hiểm, áo bảo hộ, găng tay, kính,... thiết kế cá tính là điểm nhấn tạo nên phong cách riêng cho dân mê phượt.
Không chỉ bảo vệ cơ thể, đồ bảo hộ đi phượt còn thể hiện phong cách thời trang của mỗi người

II. Danh sách các món đồ bảo hộ đi phượt không thể thiếu

Khi nói đến đồ bảo hộ đi phượt, nhiều người cho rằng chỉ cần chuẩn bị mũ bảo hiểm, áo khoác và kính râm là được. Tuy nhiên, một phượt thủ chuyên nghiệp sẽ phải chuẩn bị rất kỹ, trang bị bảo hộ đầy đủ các món đồ gồm:

1. Mũ bảo hiểm phượt (fullface hoặc 3/4)

Đây là món đồ bảo hộ phải có trong bất cứ chuyến đi phượt nào, giúp bảo vệ vùng đầu khi tham gia giao thông. Hiện có 2 loại mũ bảo hiểm phượt phổ biến là:

  • Mũ fullface: Bảo vệ toàn bộ vùng đầu, hàm và gáy, thích hợp với các chặng đường dài, di chuyển tốc độ cao hoặc đi đêm.
  • Mũ 3/4: Nhẹ hơn mũ fullface, dễ tháo lắp, phù hợp với chuyến đi ngắn hoặc đi ban ngày.

Đối với mũ bảo hiểm đi phượt, bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm đạt chuẩn DOT, ECE hoặc Snell, có tích hợp kính chắn gió nhằm hạn chế bụi bẩn, côn trùng,... bay vào gây cản trở tầm nhìn.

2. Áo giáp, áo khoác bảo hộ

Đây là món đồ bảo hộ đi phượt chính bảo vệ phần thân trên, cần cân nhắc lựa chọn chất liệu, thiết kế phù hợp với cơ thể và nhu cầu di chuyển khi đi phượt. Với thời tiết nắng nóng, bạn có thể chọn áo khoác lưới có đệm giáp ở vùng vai - lưng - khuỷu tay. Còn với thời tiết lạnh hoặc đi ban đêm, áo khoác da hoặc nỉ giữ nhiệt là lựa chọn lý tưởng để giữ nhiệt và chống lạnh. 

Nếu bạn đang tìm kiếm thương hiệu áo bảo hộ đi phượt chất lượng cao và giá thành hợp lý thì không nên bỏ qua các sản phẩm đến từ An Việt. Với đa dạng chất liệu như vải gió lót lưới, vải gió tráng PU chống thấm nước, lót nỉ cao cấp,... áo khoác bảo hộ An Việt đáp ứng đầy đủ yêu cầu an toàn, thích hợp với đa dạng thời tiết, nhu cầu của dân phượt. Bên cạnh đó, màu sắc, thiết kế áo hiện đại, đơn giản và đẹp mắt cũng là ưu điểm nổi bật của áo bảo hộ đến từ An Việt.

Áo khoác bảo hộ An Việt ghi điểm với chất liệu dày dặn và thiết kế trẻ trung, hiện đại

3. Găng tay bảo hộ

Găng tay giúp các phượt thủ bảo vệ các khớp ngón tay - bộ phận rất dễ tổn thương khi không may xảy ra va chạm. Loại găng tay chuyên dụng đi phượt thường có giáp carton hoặc nhựa cứng, lớp chống trượt ở lòng bàn tay,... và khả năng giữ nhiệt, chống nắng hiệu quả. Bạn có thể chọn găng tay loại ngắn hoặc dài tùy theo nhu cầu và trang phục.

4. Quần giáp, quần bảo hộ

Thêm một món đồ bảo hộ đi phượt nữa cũng quan trọng không kém là quần giáp hay quần bảo hộ. Lựa chọn loại quần giáp chất lượng cao, có lớp đệm bảo vệ, chất liệu chống trầy cao cấp như sợi kevlar, denim dày hoặc cordura giúp bảo vệ vùng chân, giữ ấm và chống trầy xước, tổn thương khi té ngã.

5. Giày bảo hộ

Giày bảo hộ cao cấp không chỉ bảo vệ bàn chân mà còn chống trơn trượt khi dừng xe hay khi trải nghiệm những vách đá cheo leo. Khi đi phượt, bạn nên chọn loại giày cổ cao, tốt nhất che được mắt cá chân, có đế chống trượt, chống dầu, chống nước và chất liệu thoáng khí. 

Các loại giày bảo hộ đi phượt An Việt đều được làm từ chất liệu cao cấp siêu nhẹ, siêu thông thoáng nhưng cũng không kém phần chắc chắn, chống trơn trượt hiệu quả. Chúng tôi cung cấp giày bảo hộ đa dạng từ chất liệu, màu sắc, kiểu dáng, thiết kế,... thích hợp với mọi nhu cầu của các phượt thủ chuyên nghiệp.

Giày bảo hộ cao cổ siêu nhẹ, chống trơn trượt là lựa chọn lý tưởng cho chuyến đi phượt

6. Kính râm hoặc kính chống bụi

Việc di chuyển liên tục với tốc độ cao khi đi phượt có thể gây hại cho mắt nếu không trang bị đồ bảo hộ đi phượt chuyên dụng. Khi có những chuyến đi dài, bạn nên sử dụng kính râm hoặc kính chống bụi, chống tia UV để bảo vệ mắt, tránh dị vật bay vào mắt cản trở tầm nhìn và gây nguy hiểm. Với chất liệu cao cấp, thiết kế nhỏ gọn, siêu nhẹ và ôm sát mắt, kính bảo hộ An Việt là phụ kiện không thể thiếu với mỗi phượt thủ. 

7. Khẩu trang, khăn đa năng (khăn ninja)

Tuy là món đồ nhỏ gọn nhưng khẩu trang lại rất quan trọng với dân phượt khi phải lái xe thời gian dài. Bạn có thể lựa chọn khẩu trang vải cao cấp, thấm hút và chống tia UV tốt từ An Việt hoặc tận dụng các loại khăn đa năng để vừa chống bụi, vừa chống nắng hiệu quả. 

8. Áo mưa bộ hoặc áo mưa gọn nhẹ

Để đề phòng thời tiết chuyển mưa bất chợt, đặc biệt khi đi phượt vào mùa mưa, các phượt thủ nên chuẩn bị sẵn áo mưa bộ hoặc các loại áo mưa gọn nhẹ, chất liệu bền bỉ để sử dụng khi cần. Được làm từ chất liệu chắc chắn, khả năng chống thấm tốt và độ bền cao, áo mưa An Việt là lựa chọn hoàn hảo cho chuyến phượt thêm trọn vẹn.

Áo mưa là món đồ bảo hộ cần thiết cho dân phượt chuyên nghiệp
Áo mưa là món đồ bảo hộ cần thiết cho dân phượt chuyên nghiệp

III. Kinh nghiệm chọn mua đồ bảo hộ đi phượt phù hợp

Đồ bảo hộ đi phượt không phải cứ đắt tiền là an toàn và bền bỉ. Để chọn đúng và đủ đồ bảo hộ cho chuyến đi, bạn cần cân nhắc những tiêu chí quan trọng sau: 

  • Chọn theo cung đường: Với từng địa hình khác nhau, bạn sẽ cần lựa chọn các món đồ bảo hộ đi phượt phù hợp để đảm bảo an toàn tối đa. Do đó, hãy cân nhắc cung đường, địa hình nơi phượt để chuẩn bị đồ bảo hộ thích hợp, ví dụ đi đường đèo hiểm trở cần đồ giáp dày, đường quốc lộ có thể ưu tiên quần áo nhẹ, thông thoáng tốt,....
  • Chọn theo mùa: Đi phượt mùa hè nên ưu tiên các loại quần áo thoáng gió, thấm hút mồ hôi và chống nắng tốt. Còn với mùa lạnh, bạn nên chuẩn bị đồ có chất liệu dày dặn, giữ ấm hiệu quả. 
  • Kích cỡ vừa vặn: Để giữ sự thoải mái, thuận tiện di chuyển suốt chuyến đi, bạn nên chọn đồ bảo hộ vừa vặn với cơ thể, không nên rộng quá hay chật quá. 
  • Sản phẩm chính hãng: Ưu tiên mua trực tiếp tại cửa hàng chính hãng của An Việt hoặc đặt mua online trên trang web chính thức An Việt để tránh mua phải hàng kém chất lượng. 
  • Thử trước khi mua: Để chắc rằng đồ vừa vặn với cơ thể, đảm bảo sự thoải mái, thông thoáng suốt chuyến đi. 
Nên chọn đồ đi phượt theo cung đường, địa hình và thời tiết cụ thể

Đồ bảo hộ đi phượt không chỉ thể hiện phong cách, cá tính của chủ nhân mà còn là tấm giáp bảo vệ bạn trước rủi ro bất ngờ trên mọi hành trình. Hãy liên hệ với An Việt ngay hôm nay để sắm cho mình những món đồ bảo hộ phượt chất lượng cao, bền bỉ với giá thành hợp lý, bạn nhé!

Xem thêm:

Những điều cần biết về quần áo bác sĩ phẫu thuật

[Giải đáp] Tại sao phải sử dụng đồ bảo hộ kho lạnh khi làm việc?

Những điều cần biết về trang phục phòng thí nghiệm chuyên dụng

Hiểu đúng mục đích bảo hộ lao động và gợi ý nơi mua uy tín

Bạn nên xem thêm

Xem tất cả
Các loại thang thoát hiểm phổ biến trên thị trường và cách chọn phù hợp

Các loại thang thoát hiểm phổ biến trên thị trường và cách chọn phù hợp

Các loại thang thoát hiểm hiện nay rất đa dạng về thiết kế, chất liệu và mục đích sử dụng. Việc hiểu rõ đặc điểm từng loại giúp người dùng lựa chọn giải pháp an toàn, hiệu quả cho nhà ở, chung cư, tòa nhà cao tầng hoặc công trình công nghiệp.

11:48 23/07/2025
Bình chữa cháy dạng bột dùng cho đám cháy nào? Cách chọn đúng loại

Bình chữa cháy dạng bột dùng cho đám cháy nào? Cách chọn đúng loại

Bình chữa cháy dạng bột được thiết kế để xử lý hiệu quả nhiều loại đám cháy thường gặp. Việc lựa chọn đúng loại bình theo từng môi trường và diện tích sử dụng giúp tăng khả năng kiểm soát và đảm bảo an toàn kịp thời.

11:31 23/07/2025
Hạn sử dụng của bình chữa cháy kéo dài bao lâu? Cách kiểm tra nhanh

Hạn sử dụng của bình chữa cháy kéo dài bao lâu? Cách kiểm tra nhanh

Hạn sử dụng của bình chữa cháy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động và hiệu quả xử lý sự cố. Nắm rõ thời gian sử dụng của từng loại bình là cách kiểm tra nhanh giúp bạn chủ động phòng ngừa nguy cơ cháy nổ.

11:23 23/07/2025
Bình chữa cháy MFZ4: Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng thực tế và lưu ý sử dụng

Bình chữa cháy MFZ4: Đặc điểm cấu tạo, ứng dụng thực tế và lưu ý sử dụng

Bình chữa cháy MFZ4 là thiết bị phòng cháy dạng bột được sử dụng phổ biến trong gia đình, văn phòng và nhà xưởng. Với cấu tạo đơn giản, hiệu quả cao, sản phẩm giúp xử lý nhanh các sự cố cháy nhỏ một cách an toàn.

11:15 23/07/2025
Bình chữa cháy MT3 là loại gì? Ứng dụng và giới hạn khi sử dụng cần biết

Bình chữa cháy MT3 là loại gì? Ứng dụng và giới hạn khi sử dụng cần biết

Bình chữa cháy MT3 là loại bình CO2 xách tay chuyên dùng cho cháy điện, cháy chất lỏng. Hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động và giới hạn sử dụng giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong mọi tình huống khẩn cấp.

11:04 23/07/2025
Quy định đường cho xe chữa cháy: Tiêu chuẩn thiết kế và khoảng cách cần tuân thủ

Quy định đường cho xe chữa cháy: Tiêu chuẩn thiết kế và khoảng cách cần tuân thủ

Quy định đường cho xe chữa cháy là cơ sở quan trọng để đảm bảo phương tiện cứu hỏa tiếp cận nhanh, an toàn và hiệu quả. Tiêu chuẩn thiết kế, khoảng cách, độ dốc và bố trí bãi đỗ đều cần tuân thủ nghiêm ngặt.

10:26 23/07/2025
7 lỗi thường gặp khi chọn - lắp đặt hộp đựng bình chữa cháy và cách khắc phục

7 lỗi thường gặp khi chọn - lắp đặt hộp đựng bình chữa cháy và cách khắc phục

Hộp đựng bình chữa cháy nếu không chọn đúng loại hoặc lắp đặt sai vị trí sẽ nhanh xuống cấp, giảm hiệu quả bảo vệ. Nắm rõ các lỗi thường gặp giúp hạn chế rủi ro và sử dụng thiết bị an toàn hơn.

10:15 23/07/2025
Cách nhận biết bình chữa cháy còn hay hết khả năng dập lửa

Cách nhận biết bình chữa cháy còn hay hết khả năng dập lửa

Cách nhận biết bình chữa cháy còn hay hết là kỹ năng quan trọng giúp đảm bảo thiết bị luôn sẵn sàng khi xảy ra sự cố. Việc kiểm tra đúng cách sẽ giúp bạn chủ động phòng cháy, tránh rủi ro và đảm bảo an toàn tối đa.

09:58 23/07/2025
Hướng dẫn phân biệt bình chữa cháy bột và khí CO2 đơn giản, chuẩn xác

Hướng dẫn phân biệt bình chữa cháy bột và khí CO2 đơn giản, chuẩn xác

Phân biệt bình chữa cháy bột và khí CO2 là bước quan trọng giúp sử dụng đúng loại bình cho từng tình huống hỏa hoạn. Mỗi loại có đặc điểm, cơ chế và phạm vi ứng dụng riêng, cần hiểu rõ để đảm bảo hiệu quả chữa cháy và an toàn.

09:49 23/07/2025
Hướng dẫn cách kiểm tra bình chữa cháy CO2 đúng cách, đảm bảo an toàn

Hướng dẫn cách kiểm tra bình chữa cháy CO2 đúng cách, đảm bảo an toàn

Nắm vững cách kiểm tra bình chữa cháy CO2 là yếu tố cần thiết để phát hiện lỗi, rò rỉ và kịp thời nạp sạc. Áp dụng đúng quy trình giúp tăng tuổi thọ và hiệu quả sử dụng thiết bị.

09:38 23/07/2025
Zalo
Phone
email