Tìm hiểu về tất cả các loại quần áo bảo hộ hiện nay
01/06/2025 19:32:00Trong quá trình làm việc không thể nào tránh được những phát sinh bất ngờ hoặc rủi ro gây nguy hiểm cho người động. Do đó sử dụng các loại quần áo bảo hộ để đảm bảo an toàn là điều rất quan trọng. Qua bài viết sau đây, An Việt sẽ giới thiệu các loại trang phục bảo hộ phổ biến nhất hiện nay.
I. Phân loại theo công dụng
Hiện nay các loại quần áo bảo hộ thường được phân loại theo từng công dụng. Điều này không chỉ làm tăng sự an toàn cho người lao động mà còn đáp ứng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng ngành nghề. Qua đó, doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn trang bị phù hợp, tối ưu hiệu quả và chi phí.
1. Quần áo bảo hộ chống cháy
Quần áo bảo hộ chống cháy thường được làm từ chất liệu bạc mỏng, có khả năng cách nhiệt tốt và không bắt lửa. Ngoài ra, trang phục có kiểu dáng rộng rãi, thoáng khí nhằm giảm cảm giác ngột ngạt khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao.
Loại đồng phục này đặc biệt phù hợp với các ngành nghề như hàn xì, cứu hỏa, luyện kim hay làm việc trong nhà máy nhiệt điện. Đây là những nơi thường xuyên tiếp xúc với tia lửa, nhiệt độ cao hoặc nguy cơ bùng phát cháy.

2. Quần áo bảo hộ chống hóa chất
Quần áo bảo hộ chống hóa chất thường được làm từ vải tổng hợp như nylon hoặc nhựa PVC. Đây là chất liệu có khả năng chống thấm và chống ăn mòn hiệu quả. Kiểu dáng trang phục thường là liền thân, có mũ trùm đầu và khóa kéo kín để ngăn hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da.
Quần áo bảo hộ chống hóa chất được ứng dụng trong phòng thí nghiệm hoặc các nhà máy sản xuất. Để đảm bảo an toàn tối đa, người lao động nên kết hợp sử dụng thêm găng tay, kính và giày bảo hộ chuyên dụng khi làm việc.
3. Quần áo bảo hộ cách điện
Quần áo bảo hộ cách điện giúp người lao động tránh khỏi các rủi ro bị điện giật nên thường ứng dụng trong ngành điện lực. Trang phục được làm từ vải kaki hoặc vải Pangrim cao cấp, có khả năng chống tia UV tốt và rất bền bỉ và thông thoáng.
Trang phục bảo hộ cách điện thường có màu sắc nổi bật như cam, đỏ hoặc xanh đậm để tăng khả năng nhận diện nơi công trường hoặc trạm điện. Hơn nữa, quần áo còn được thiết kế thêm chi tiết phản quang và túi đựng dụng cụ tiện lợi.

4. Quần áo bảo hộ chống lạnh
Quần áo bảo hộ chống lạnh được thiết kế chuyên biệt trong môi trường làm việc có nhiệt độ thấp. Chất liệu trang phục chủ yếu là vải chống thấm nước kết hợp với lớp lót bông hoặc nỉ dày. Qua đó giúp giữ nhiệt tốt và ngăn hơi lạnh xâm nhập vào cơ thể.
Loại trang phục bảo hộ này thường được sử dụng trong kho lạnh, nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh hoặc các khu vực có khí hậu thấp quanh năm. Ngoài ra để bảo vệ cơ thể một cách toàn diện, người lao động nên kết hợp thêm găng tay, mũ và giày cách nhiệt.
5. Quần áo bảo hộ phản quang
Đây là loại trang phục bảo hộ được thiết kế từ vải sáng màu như cam, vàng hoặc xanh neon kết hợp cùng dải vật liệu phản quang. Những chi tiết này có khả năng phản chiếu ánh sáng mạnh mẽ, giúp người mặc dễ dàng được nhận diện trong điều kiện thiếu sáng.
Trang phục phản quang phù hợp với các ngành nghề như công nhân xây dựng, nhân viên giao thông, hoặc người lao động làm việc trên đường cao tốc,... Với thiết kế nổi bật và tiện dụng, quần áo bảo hộ không chỉ đảm bảo an toàn mà còn tạo sự chuyên nghiệp cho người sử dụng.

6. Quần áo bảo hộ y tế
Quần áo bảo hộ y tế là sản phẩm chuyên dụng được dùng trong bệnh viện, phòng sạch hoặc các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Trang phục làm từ chất liệu đặc biệt như vải không dệt hoặc vải chống thấm. Qua đó giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và virus vào cơ thể.
7. Quần áo bảo hộ cơ khí
Ngành cơ khí và khai thác hầm mỏ là môi trường lao động đặc thù, thường xuyên xảy ra nhiều nguy hiểm. Người lao động khi làm việc luôn phải tiếp xúc với bụi mịn, tia lửa hoặc các đồ vật sắc nhọn. Vì vậy trang phục bảo hộ của những nghề có thiết kế rất chắc chắn và dày dặn.
Quần áo bảo hộ cơ khí làm từ chất liệu kaki hoặc jean dày, có khả năng chống rách và chống mài mòn tốt. Ngoài ra, trang phục còn được thiết kế thêm túi đựng dụng cụ hoặc lớp lót cách nhiệt nhằm tăng độ an toàn trong quá trình làm việc.

8. Quần áo bảo hộ chống nước
Quần áo bảo hộ chống nước thường được làm từ chất liệu PVC cao cấp, polyester phủ nhựa hoặc cao su tổng hợp,.... Thiết kế trang phục rộng rãi, có mũ trùm đầu, bo tay, bo chân và khóa kéo. Qua đó đảm bảo sự khô ráo và linh hoạt cho người dùng khi làm việc ở môi trường ẩm ướt.
Trang phục bảo hộ này được ứng dụng trong các ngành ngư nghiệp, vệ sinh môi trường hoặc chế biến thuỷ hải sản. Nhờ khả năng chống nước vượt trội, người dùng có thể luôn yên tâm làm việc và không lo bị lạnh hoặc mắc các bệnh về da.
9. Quần áo bảo hộ đa năng
Quần áo bảo hộ đa năng là loại trang phục tích hợp nhiều đặc tính như chống cháy, chống thấm, chống rách và có dải phản quang. Nhờ những chi tiết này, người mặc được bảo vệ toàn diện trong môi trường làm việc khắc nghiệt.
Quần áo bảo hộ đa năng được làm từ vải chuyên dụng cao cấp và có khả năng đáp ứng nhiều tiêu chuẩn an toàn cùng lúc. Bộ trang phục này phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau như xây dựng, cơ khí, cứu hộ và điện lực.

II. Phân loại theo ngành nghề
Ngoài dựa trên chức năng, các loại quần áo bảo hộ còn được phân loại theo ngành nghề. Cách phân loại này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc mà còn giảm thiểu tối đa rủi ro tai nạn lao động.
- Bảo hộ xây dựng: Áo phản quang, quần áo chống bụi, giày bảo hộ.
- Bảo hộ y tế: Áo blouse, đồ phòng sạch, quần áo chống dịch.
- Bảo hộ điện lực: Đồ cách điện, găng tay cao su.
- Bảo hộ nông nghiệp: Áo mưa, đồ chống côn trùng.
III. Phụ kiện đi kèm
Trong môi trường lao động tiềm ẩn nhiều rủi ro, phụ kiện bảo hộ đi kèm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số vật dụng mà bạn cần phải chuẩn bị khi làm việc:
- Mũ bảo hộ: Vật dụng này giúp bảo vệ vùng đầu khỏi va đập, vật rơi.
- Kính bảo hộ: Ngăn bụi bẩn, hóa chất hoặc các tia lửa bắn vào mắt.
- Khẩu trang: Sử dụng trong môi trường làm việc khói bụi, có hơi hóa chất hoặc vi khuẩn truyền bệnh.
- Găng tay: Bảo vệ tay không bị cắt, bỏng, hoặc biến dạng khi tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Ủng bảo hộ: Bảo vệ chân khỏi nước, hóa chất và va đập mạnh. Vật dụng này đặc biệt cần thiết trong các ngành xây dựng, vệ sinh môi trường và khai thác hầm mỏ.

Việc trang bị đầy đủ phụ kiện bảo hộ không chỉ giúp người lao động an toàn mà còn góp phần nâng cao hiệu suất làm việc. Tùy theo tính chất công việc, doanh nghiệp nên lựa chọn những bộ phụ kiện đạt tiêu chuẩn để mang lại hiệu quả bảo vệ tối ưu.
IV. Mua đồ bảo hộ uy tín, giá tốt, chất lượng ở đâu?
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm mua quần áo bảo hộ chất lượng, giá tốt thì An Việt là lựa chọn hàng đầu. Thương hiệu cam kết cung cấp các sản phẩm chính hãng đầy đủ giấy chứng nhận và xuất xứ rõ ràng.
Các loại quần áo bảo hộ nhà An Việt rất đa dạng về kích cỡ, chất liệu và đáp ứng mọi tiêu chuẩn của nhiều ngành nghề khác nhau. Dù sở chất lượng hàng đầu nhưng giá cả của hãng thì rất phải chăng, đặc biệt còn có chiết khấu hấp dẫn khi mua số lượng lớn.

Bài viết đã giới thiệu chi tiết các loại quần áo bảo hộ dựa trên công dụng và từng ngành nghề khác nhau. Nếu bạn đang quan tâm sản phẩm nhà An Việt thì hãy liên hệ ngay với hotline hoặc website để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm:
Những điều cần biết về quần áo bác sĩ phẫu thuật
Găng tay y tế có bột là gì? Nên mua ở đâu uy tín?
Găng tay vinyl là gì? Những điều cần biết về găng tay vinyl
Găng tay Vglove - Lựa chọn hàng đầu trong y tế và công nghiệp