Trong bình chữa cháy có gì? Có độc hại nguy hiểm đến sức khỏe không?
12/12/2024 21:48:00Bạn có từng thắc mắc trong bình chữa cháy có gì và liệu chúng có an toàn khi sử dụng hay không? Việc hiểu rõ các thành phần có trong bình chữa cháy sẽ giúp bạn tránh được những nguy cơ đối với sức khỏe khi sử dụng thiết bị này. Trong bài viết dưới đây, An Việt sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về các chất có trong bình chữa cháy cũng như ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người.
Trong bình chữa cháy có gì?
Bình chữa cháy là thiết bị cứu hỏa cầm tay, dùng để dập tắt các đám cháy nhỏ trong phạm vi kiểm soát. Thiết kế bình vỏ thép sơn tĩnh điện màu đỏ, có nhiều kích thước khác nhau phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng. Đây là thiết bị thiết yếu trong các công trình, nhà máy, chung cư và hộ gia đình,..., giúp bảo vệ an toàn phòng cháy chữa cháy hiệu quả.
![Bình chữa cháy hỗ trợ dập tắt các đám cháy nhỏ trong phạm vi kiểm soát.](/storage/baohoanvietvn/images/38mddNXG0ZO9pT2H5h7xp88XW7TgH84PEMlU7oSn.jpg)
Vậy trong bình chữa cháy có gì? Tùy vào loại bình chữa cháy, cấu tạo và thành phần bên trong sẽ khác nhau để phù hợp với từng loại đám cháy. Hiện nay, có ba loại bình chữa cháy phổ biến với thành phần và cơ chế hoạt động khác nhau, bao gồm:
Bình khí chữa cháy
Bình khí chữa cháy thường chứa CO2 (carbon dioxide) được nén dưới dạng lỏng ở nhiệt độ thấp (-73 đến -79 độ C). Khi phun vào đám cháy, CO2 giúp làm loãng oxy trong không khí và giảm nhiệt độ, từ đó ngừng quá trình cháy.
![Bình khí chữa cháy.](/storage/baohoanvietvn/images/CinFqC7GMUfVu9mHnCE4tyBisVpww4uF9Ke1iFnR.jpg)
Bình chữa cháy bột
Bình chữa cháy bột chứa 2 thành phần chính gồm khí đẩy và bột chữa cháy. Trong dó, khí đẩy thường là nitrogen (N2) được sử dụng để phun bột chữa cháy vào đám cháy từ xa. Còn bột chữa cháy trong bình là dạng bột khô màu trắng. Khi phun vào đám cháy, bột phản ứng với nhiệt sinh ra CO2, làm giảm nồng độ oxy trong môi trường, giúp đám cháy nhỏ dần và tắt.
![Bình chữa cháy bột.](/storage/baohoanvietvn/images/Blysmcznc0lfIpLokM8KnF994tQCpIsSAWc6zMDz.jpg)
Bình chữa cháy bọt
Bình bọt chữa cháy chứa foam, được tạo thành từ 3 thành phần chính bao gồm: nước, bọt cô đặc và không khí. Khi trộn nước với bọt cô đặc, dung dịch foam sẽ tạo ra một lớp bọt nhẹ có tính bền và tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng hoặc nước.
Các loại foam phổ biến trong bình chữa cháy gồm:
- Foam AFFF (water-based) là loại bọt tạo ra một lớp sương mỏng bao phủ bề mặt của nhiên liệu chứa hydrocarbon, giúp dập tắt cháy hiệu quả.
- Foam ARC (alcohol-resistant concentrate) là loại bọt tạo ra một lớp nhầy trên bề mặt nhiên liệu không hòa tan, giúp ngăn chặn và dập tắt cháy hiệu quả.
![Bình chữa cháy bọt.](/storage/baohoanvietvn/images/QzvJXOWXmO9wQwYnNg9b9f4rPhIOima3u0pYayKT.jpg)
Chất trong bình chữa có độc hại cho sức khỏe không?
Bình chữa cháy đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an toàn trước hỏa hoạn. Tuy nhiên, các hóa chất trong bình có thể gây hại sức khỏe nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải trong không gian kín. Vì vậy, để sử dụng bình chữa cháy an toàn, bạn cần hiểu rõ những tác động của các hóa chất này đối với sức khỏe:
- Bình chữa cháy CO2 khi phun vào đám cháy làm giảm nồng độ oxy trong không khí. Vì vậy, nếu hít phải CO2 trong nồng độ cao có thể gây ngạt thở, chóng mặt và thậm chí tử vong nếu không có thông gió tốt.
- Bình chữa cháy bột khô và khí đẩy (nitrogen) có thể gây kích ứng đường hô hấp, mắt và da khi hít phải hoặc tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt, những người mắc bệnh hen suyễn hoặc các vấn đề hô hấp sẽ gặp khó khăn khi tiếp xúc với các hạt bột trong không khí.
- Bình chữa cháy bọt chứa foam, có thể gây dị ứng và kích ứng da, mắt nếu tiếp xúc lâu dài. Foam AFFF và ARC tuy giúp dập cháy hiệu quả nhưng có thể gây khó chịu và tác động xấu đến sức khỏe khi hít phải.
Do đó, khi sử dụng bình chữa cháy, bạn cần lưu ý tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất này và đảm bảo môi trường có đủ thông gió.
![Chất trong bình có thể gây hại sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách.](/storage/baohoanvietvn/images/cAfnFdisbHsNhidvokIECqvFjw2hWbqcn6Z203tb.jpg)
Một số lưu ý an toàn khi sử dụng bình chữa cháy
Khi sử dụng bình chữa cháy, an toàn luôn là yếu tố quan trọng nhất. Để tránh những nguy cơ tiềm ẩn từ các hóa chất chữa cháy, bảo vệ sức khỏe và hiệu quả trong việc xử lý các tình huống hỏa hoạn, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Không phun vào người
Khi sử dụng bình chữa cháy, tuyệt đối không phun vào người, bao gồm cả bản thân và những người xung quanh. Các chất chữa cháy, đặc biệt là bột và CO2 có thể gây kích ứng da, mắt hoặc hô hấp.
Hãy luôn hướng vòi về phía đám cháy và giữ khoảng cách an toàn với những người xung quanh. Nếu vô tình phun vào người, cần nhanh chóng sơ cứu và rửa sạch vùng da bị phun.
Tránh hít phải khói và các chất chữa cháy
Khói từ đám cháy chứa nhiều chất độc hại có thể gây ngạt thở và ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Hơn nữa, bọt chữa cháy, CO2 và foam cũng có thể gây kích ứng khi hít phải, điều này chúng ta đã làm rõ trong phần nội dung trong bình chữa cháy có gì và ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào.
Theo đó, để bảo vệ sức khỏe, người sử dụng bình chữa cháy nên đứng ở phía đầu gió khi phun để khói và chất chữa cháy không tràn vào người.
Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân
Nếu làm việc trong môi trường có nhiều khói, hãy trang bị các thiết bị bảo hộ như găng tay, khẩu trang hoặc mặt nạ chống khói để bảo vệ cơ thể khỏi tiếp xúc trực tiếp với chất chữa cháy. Điều này giúp giảm thiểu tối đa các nguy cơ bị kích ứng hoặc tổn thương sức khỏe trong suốt quá trình dập tắt đám cháy.
![Lưu ý an toàn khi sử dụng bình chữa cháy.](/storage/baohoanvietvn/images/ObTFnmH0UGDuerTeny2HB5wlwpTAExRXWM09h5eN.jpg)
Lời kết
Việc hiểu rõ trong bình chữa cháy có gì và những ảnh hưởng của các chất chữa cháy đối với sức khỏe là điều rất quan trọng để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Các hóa chất trong bình chữa cháy có thể gây hại nếu tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải, vì vậy bạn cần cẩn trọng và tuân thủ các biện pháp an toàn. Mong rằng với những thông tin mà An Việt vừa chia sẻ trên đây giúp bạn nhận thức rõ hơn về việc sử dụng bình chữa cháy an toàn và hiệu quả.
Xem thêm:
Trang phục PCCC theo Thông tư 150/2020/TT-BCA: Quy định và tiêu chuẩn cần tuân thủ
Trang phục lính cứu hỏa: Đặc trưng và vai trò trong công tác cứu hỏa
Bộ quần áo PCCC theo Thông tư 48 và những quy định cần tuân thủ